Central Bank — ngan hang trung uong la là gì? (2024)

Trong thị trường Forex, Central Bank hay ngân hàng trung ương có tác động mạnh mẽ đến tỷ giá tiền tệ. Dù là trader theo phong cách phân tích cơ bản hay toàn diện đều phải quan tâm đến cơ quan này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về ngân hàng trung ương là gì, chức năng và tác động đến thị trường Forex qua bài viết dưới đây nhé!

Central Bank được hiểu là ngân hàng trung ương (NHTW), ở một số quốc gia có thể gọi với tên là ngân hàng dự trữ, cơ quan hữu trách về tiền tệ. Central Bank là cơ quan phát hành và quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia hay phạm vi lãnh thổ. Đa số Central Bank đều được quản lý bởi Nhà nước, tuy nhiên vẫn có sự độc lập nhất định với Chính phủ.

Mục tiêu cơ bản của Central Bank là ổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, góp phần vào sự ổn định của hệ thống tài chính, thúc đẩy kinh tế phát triển. Công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương để kiểm soát thị trường tài chính bao gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất chiết khấu.

Khái niệm ngân hàng trung ương là gì?

Central Bank đầu tiên chính thức được ra đời vào thế kỷ XVII tại châu Âu. Ở thời điểm này, tiền tệ vẫn đang được lưu thông dưới hai dạng chủ yếu là vàng và bạc. Tuy nhiên, các tờ cam kết thanh toán đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi, được xem như biểu hiện của giá trị ở châu Âu và châu Á.

Đến khi các quốc gia nhận ra sức mạnh của xuất khẩu và lợi ích của nhập khẩu hàng hóa, khái niệm kinh tế đã khiến cách vận hành của thế giới thay đổi. Nhu cầu kiểm soát giá trị của tiền tăng lên và sự ra đời của Central Bank như một điều tự nhiên. Central Bank đầu tiên trên thế giới là Ngân hàng Thụy Điển — Riksbank, ra đời vào năm 1668.

Central Bank — ngan hang trung uong la là gì? (3)

Ngân hàng Thụy Điển là Central Bank đầu tiên được ra đời trên thế giới

Những Central Bank lớn trên toàn cầu đóng vai trò quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế thế giới, cũng như thị trường ngoại hối:

  • Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ — FED: FED được thành lập vào năm 1913, hoạt động của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng đô la Mỹ mà cả những đồng tiền khác trên thế giới.
  • Ngân hàng trung ương châu Âu ECB: Đây là NHTW đối với đồng Euro và điều hành chính sách tiền tệ của các nước nằm trong khu vực đồng tiền chung Euro, được thành lập vào năm 1998.
  • Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc PBoC: NHTW PBoC được thành lập vào năm 1948, có lượng tài sản tài chính cao hơn mọi định chế tài chính công cộng trên thế giới.
  • Ngân hàng trung ương Nhật Bản BoJ: BoJ phát hành tiền tệ lần đầu tiên vào năm 1885, có nhiệm vụ phát hành, điều tiết tiền tệ, chứng khoán kho bạc và duy trì ổn định hệ thống tài chính của Nhật Bản.
  • Ngân hàng trung ương Anh BoE: NHTW Anh được thành lập vào năm 1694, là ngân hàng có lâu đời thứ hai trên thế giới. Vai trò ngân hàng trung ương của BoE là ổn định tiền tệ và tài chính.
  • Ngân hàng trung ương Canada BoC: NHTW BoC được thành lập vào năm 1934, chịu trách nhiệm thiết lập chính sách tiền tệ, in tiền và ấn định lãi suất.
  • Ngân hàng quốc gia Úc RBA: Được thành lập vào năm 1960, sau khi Đạo luật Ngân hàng Dự trữ Úc truất bỏ chức năng của Ngân hàng Liên bang Úc, giao cho Ngân hàng Trữ kim.
Central Bank — ngan hang trung uong la là gì? (4)

FED là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên toàn cầu

Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS (The Bank for International Settlements) được thành lập dựa trên Hiệp ước Hague vào năm 1930, trụ sở chính đặt tại Thụy Sỹ. Đây là tổ chức quốc tế của các Central Bank, thậm chí còn được xem như ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương.

Các Central Bank sẽ phối hợp hoạt động thông qua kỳ họp thường xuyên của BIS. Những nội dung được thảo luận trong cuộc họp sẽ xoay quanh vấn đề và chính sách toàn cầu, đôi khi cũng có các vấn đề mang tính địa phương.

Nhiệm vụ chính của BIS là giám sát tất cả hoạt động chuyển tiền trên toàn cầu. Đồng thời đảm bảo quá trình thực thi của các chính sách tiền tệ ở từng khu vực đúng theo kế hoạch lộ trình. Ngoài ra, BIS cũng cũng ứng các dịch vụ ngân hàng nhưng chỉ dành cho Central Bank hoặc các tổ chức quốc tế tương tự như BIS.

Central Bank — ngan hang trung uong la là gì? (5)

Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS là tổ chức quốc tế của các Central Bank

Central Bank là ngân hàng đầu não của Nhà nước, độc quyền về phát hành, thực hiện các chức năng quản lý tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Vậy cụ thể về các chức năng của ngân hàng trung ương là gì?

Central Bank có nhiệm vụ chính là độc quyền phát hành tiền tệ theo luật hiện hành hoặc theo phê duyệt của Chính phủ. Quy định này bao gồm mệnh giá, loại tiền tệ, mức phát hành, thời điểm phát hành,… Qua đó đảm bảo cho hệ thống lưu thông tiền tệ của mỗi quốc gia luôn được thống nhất và an toàn.

Tiền tệ sau khi phát hành sẽ được NHTW cung ứng vào lưu thông qua 4 kênh:

  • Kênh tín dụng đối với Chính phủ: Khi ngân sách Nhà nước rơi vào trạng thái bội chi (thâm hụt) thì sẽ phát hành tiền qua kênh tín dụng đối với Chính phủ để xử lý. Ngoài ra còn giúp cung ứng vốn trong ngân sách Nhà nước theo các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ.
  • Kênh tín dụng đối với hệ thống ngân hàng trung gian (Intermediary Bank): Central Bank cho các Intermediary Bank vay với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng hoặc ngân hàng điều tiết. Các hình thức cấp tín dụng của Central Bank bao gồm cho vay thanh toán và cho vay tái cấp vốn.
  • Kênh thị trường mở: Central Bank sẽ tổ chức và thực hiện giao dịch mua bán giấy tờ có giá với ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng trên thị trường mở trong ngắn hạn.
  • Kênh thị trường ngoại hối: Vai trò của ngân hàng trung ương đó là cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô, can thiệp vào thị trường ngoại hối với tư cách là người mua, người bán khi cung cầu mất cân đối, không vì mục đích lợi nhuận.
Central Bank — ngan hang trung uong la là gì? (6)

Chức năng chính của Central Bank là gì? Đó là độc quyền phát hành tiền tệ và điều tiết lượng tiền cung ứng

Một trong những chức năng ngân hàng trung ương là mở tài khoản, nhận tiền gửi và quản lý các khoản tiền gửi của ngân hàng trung gian. Central Bank sẽ nhận tiền gửi của các Intermediary Bank qua hai dạng là tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán.

Bên cạnh đó, Central Bank có nhiệm vụ cấp tín dụng cho Intermediary Bank dưới hình thức tái chiết khấu các chứng từ có giá trong ngắn hạn. Điều này giúp đảm bảo cho ngân hàng trung gian và các tổ chức tín dụng có đủ phương tiện thanh toán cần thiết. Đồng thời điều tiết lượng tiền cung ứng theo yêu cầu của chính sách tiền tệ.

Vì các Intermediary Bank đều mở tài khoản và ký gửi các khoản dự trữ bắt buộc tại Central Bank. Do đó, Central Bank còn là trung tâm thanh toán bù trừ cho các Intermediary Bank.

Central Bank — ngan hang trung uong la là gì? (7)

Central Bank không trực tiếp tham gia kinh doanh tiền tệ mà chỉ thực hiện các nghiệp vụ với Intermediary Bank

Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ làm đại lý để phát hành trái phiếu cho Chính phủ, cũng như thanh toán các khoản tiền gốc và lãi trái phiếu. Đồng thời giữ chức năng mở tài khoản và giao dịch với kho bạc Nhà nước, thanh toán và cấp tín dụng cho Chính phủ khi có yêu cầu,…

Ngoài ra, chức năng của ngân hàng trung ương còn là năng thực thi chính sách tiền tệ thông qua các công cụ để điều tiết và kiểm soát lượng tiền lưu thông. Qua đó đảm bảo sự ổn định giá trị tiền tệ, cũng như công ăn việc làm và sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Central Bank — ngan hang trung uong la là gì? (8)

Central Bank vừa thực hiện chức năng quản lý trên lĩnh vực tiền tệ, vừa là ngân hàng của Nhà nước

Central Bank có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều tiết tiền tệ. Thông qua chức năng phát hành tiền của ngân hàng trung ương sẽ gây ra những tác động nhất định đến tình hình tiền tệ của quốc gia. Từ đó ảnh hưởng đến các yếu tố mang tính vĩ mô của nền kinh tế, cũng như định hướng của thị trường ngoại hối.

Hơn nữa, một trong những công cụ chính của Central Bank đó là ấn định lãi suất. Khi Central Bank có những điều chỉnh trong lãi suất thì cả thị trường Forex cũng bị ảnh hưởng theo. Các trader tin rằng, nếu NHTW bắt đầu một chu kỳ tăng lãi suất thì sẽ có những cơ hội mua bán dài hạn có lợi cho đồng tiền của quốc gia. Trong khi các trader dự đoán lập trường ôn hòa từ NHTW sẽ tìm cách bán ra đồng tiền này.

Sự thay đổi lãi suất của NHTW cũng mang đến các cơ hội giao dịch dựa trên sự chênh lệch về lãi suất giữa hai đồng tiền. Trader sẽ tìm cách nhận lãi qua đêm để giao dịch tiền tệ có lợi suất cao so với tiền tệ có lợi suất thấp.

Central Bank — ngan hang trung uong la là gì? (9)

Các trader cần hiểu rõ tác động của ngân hàng trung ương là gì để đưa ra các giao dịch hiệu quả

Trên đây là các thông tin về Central Bank — Ngân hàng trung ương là gì mà Traderhub muốn chia sẻ. Với vai trò là nhân tố quyền lực nhất trên thị trường tài chính của NHTW, các trader nên theo dõi chặt chẽ các vấn đề liên quan đến chính sách của NHTW là gì, đặc biệt là các cơ quan lớn trên toàn cầu như FED, ECB,…

Central Bank — ngan hang trung uong la là gì? (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Edmund Hettinger DC

Last Updated:

Views: 6444

Rating: 4.8 / 5 (58 voted)

Reviews: 81% of readers found this page helpful

Author information

Name: Edmund Hettinger DC

Birthday: 1994-08-17

Address: 2033 Gerhold Pine, Port Jocelyn, VA 12101-5654

Phone: +8524399971620

Job: Central Manufacturing Supervisor

Hobby: Jogging, Metalworking, Tai chi, Shopping, Puzzles, Rock climbing, Crocheting

Introduction: My name is Edmund Hettinger DC, I am a adventurous, colorful, gifted, determined, precious, open, colorful person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.