Các Ngân Hàng Trung Ương Tác Động Như Nào Đến Thị Trường Forex? (2024)

Ngân hàng trung ương là gì? Ngân hàng trung ương có tác động như thế nào tới thị trường Forex? Các ngân hàng Trung ương giữ trách nhiệm chính trong việc ổn định lạm phát vì lợi ích tăng trưởng của nền kinh tế; đồng thời góp phần vào sự ổn định chung của hệ thống tài chính.

Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc xung quanh khái niệm Ngân hàng Trung ương là gì? Cũng như tập trung vào vai trò chính của Ngân hàng Trung ương; các chính sách của Ngân hàng Trung ương có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường ngoại hối toàn cầu.

1. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG LÀ GÌ?

Ngân hàng Trung ương là các cơ quan độc lập được các quốc gia trên thế giới lập ra để giúp quản lý hệ thống các ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam, Ngân hàng Trung ương chính là Ngân hàng Nhà nước.

Nó thiết lập lãi suất tiêu chuẩn và thúc đẩy sự ổn định tài chính trong cả nước. Các Ngân hàng Trung ương cũng đóng vai trò như là người cho vay cuối cùng. Nếu một Chính phủ có tỷ lệ nợ trên GDP (Gross Domestic Product) khiêm tốn và không huy động được tiền thông qua trái phiếu, Ngân hàng Trung ương có thể cho Chính phủ mượn tiền để đáp ứng tình trạng thiếu thanh khoản tạm thời.

Việc ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng làm tăng niềm tin cho nhà đầu tư. Các nhà đầu cảm thoải mái hơn khi Chính phủ gần như sẽ đáp ứng nghĩa vụ nợ của họ. Điều này giúp giảm chi phí đi vay của Chính phủ.

Các Ngân hàng Trung ương can thiệp vào thị trường tài chính bằng cách sử dụng những công cụ sau:

1.1. Nghiệp vụ thị trường mở – OMO là gì?

OMO là viết tắt của từ Open market operation – Nghiệp vụ thị trường mở. Nghiệp vụ thị trường mở là thuật ngữ mô tả quá trình mà các Chính phủ mua và bán những giấy tờ đảm bảo (trái phiếu) trong thị trường mở. Mục đích của nghiệp vụ thị trường mở là mở rộng hoặc thu hẹp lượng tiền trong hệ thống ngân hàng.

1.2. Tỷ giá trung tâm là gì?

Tỷ giá trung tâm hay còn được gọi là chiết khấu, lãi suất liên bang hay tỷ giá Ngân hàng Nhà nước. Nó được thiết lập bởi Uỷ ban Chính sách tiền tệ với mục đích tăng/ giảm hoạt động kinh tế.

Điều này có vẻ phản trực quan. Tuy nhiên, khi một nền kinh tế tăng trưởng quá nóng sẽ dẫn tới lạm phát. Đây là điều mà các Ngân hàng Trung ương hướng tới để duy trì ở mức vừa phải.

Các Ngân hàng Trung ương thiết lập lãi suất tiêu chuẩn. Các loại lãi suất khác mà các cá nhân phải chịu đối với các khoản vay cá nhân, vay mua nhà, thẻ tín dụng, …, tính dựa trên lãi suất tiêu chuẩn này.

Ngân hàng Thương mại cần vay vốn từ Ngân hàng Trung ương. Điều này để tuân thủ hình thức được gọi là Ngân hàng dự trữ phân đoạn.

Tại Việt Nam, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước quyết định tùy thuộc vào diễn biến trên thị trường. Tỷ giá trung tâm sẽ được sử dụng trong các giao dịch liên quan đến giao dịch tiền tệ trong và ngoài nước.

2. TRÁCH NHIỆM CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Các Ngân hàng Trung ương được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ nhằm phục vụ lợi ích chung. Các trách nhiệm này có thể khác nhau ở mỗi quốc gia, tuy nhiên các trách nhiệm chính bao gồm:

  • Đạt được và duy trì sự ổn định giá cả: các Ngân hàng Trung ương được giao nhiệm vụ bảo vệ giá trị tiền tệ của họ. Điều này được thực hiện bằng việc duy trì mức lạm phát vừa phải trong nền kinh tế.
  • Thúc đẩy sự ổn định của hệ thống tài chính: Các Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng Thương Mại phải trải qua một loại các thử nghiệm căng thẳng. Điều này giúp làm giảm rủi ro trong lĩnh vực tài chính.
  • Thúc đẩy cân bằng và phát triển bền vững: Nhìn chung, có hai con đường chính mà một quốc gia có thể kích thích nền kinh tế của mình. Đó là là thông qua Chính sách Tài khóa (chi tiêu của Chính phủ); Chính sách Tiền tệ (sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương). Khi các chính phủ dần cạn kiệt ngân sách của họ, các Ngân hàng Trung ương có thể khởi động chính sách tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế.
  • Giám sát và điều tiết các tổ chức tài chính: Các Ngân hàng Trung ương được giao nhiệm vụ điều tiết và giám sát các Ngân hàng Thương mại, vì lợi ích chung.
  • Giảm thất nghiệp: Ngoài ổn định giá cả và phát triển bền vững, các Ngân hàng Trung ương trách nhiệm giảm thiểu thất nghiệp. Đây là một trong những mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang.

3. CÁC NGÂN HÀNG QUAN TRỌNG TRÊN THẾ GIỚI

3.1. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED

FED là nơi phát hành và kiểm soát nguồn cung tiền tệ. Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED chịu trách nhiệm và điều chỉnh đồng USD. Đây là được coi là đồng tiền được giao dịch rộng rãi nhất trên thế giới (theo khảo sát của Ngân hàng Trung ương Triennial năm 2016).

Hoạt động của FED không chỉ tác động tới đồng đô la Mỹ mà còn tác động đến các loại tiền tệ khác. Đó chính là lý do tại sao các động thái của Cục dự trữ liên bang Mỹ nhận được rất nhiều sự quan tâm. FED đặt mục tiêu giữ giá ổn định, tối đa hóa việc làm và duy trì lãi suất dài hạn ở mức vừa phải.

3.2. Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB

Khác với các Ngân hàng Trung ương của các quốc gia, Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB đóng vai trò là Ngân hàng Trung ương cho tất cả các thành viên trong Liên minh châu Âu. ECB là viết tắt của European Central Bank. Ngân hàng Trung ương châu Âu được đặt ở Frankfurt, Đức. Được thành lập vào năm 1998 bởi Hiệp ước Amsterdam.

Nó kiểm soát chính sách tiền tệ cho toàn bộ khu vực đồng tiền chung châu Âu. Các nước thành viên của khu vực bao gồm Úc, Bỉ, Síp, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia và Tây Ban Nha.

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Ngân hàng Trung ương xem nó khác với những Ngân hàng trung ương khác như thế nào nhé!

3.2.1. Vai trò của ECB

Ngân hàng Trung ương châu Âu được giám sát bởi một Hội đồng quản lý bao gồm 6 thành viên ban điều hành với một người giữ chức chủ tịch. Thành viên ban điều hành được chỉ định bởi Hội đồng châu Âu.

Nhiệm vụ và chức năng chính của Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB là giữ ổn định giá cả và ổn định tài chính.

  • Để giữ giá cả ổn định, Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB tác động tới tỷ lệ lãi suất ngắn hạn của khu vực đồng tiền chung châu Âu. (mức lãi suất mục tiêu ≈ 2%)
  • Trong thời điểm khủng hoảng, ECB có thể giữ sự ổn định tài chính bằng cách bổ sung thanh khoản cho hệ thống bằng cách mua trái phiếu trên thị trường mở OMO hoặc giảm lãi suất xuống mức cực kỳ thấp nhằm giúp những người mắc nợ thanh toán nghĩa vụ nợ của họ.

Nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu không bổ sung thanh khoản trong khoảng thời gian khủng hoảng, toàn bộ hệ thống tài chính có thể sụp đổ.

Lưu ý: Lạm phát gia tăng không đồng nghĩa Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ gia tăng lãi suất.

3.2.2. Tác động của lãi suất ECB

Lãi suất sẽ được quy định bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu. Bởi đây là Ngân hàng Trung ương của khu vực Liên minh châu Âu, nên các thay đổi liên quan tới lãi suất của ECB sẽ có tác động tới đồng Euro và nền kinh tế nói chung.

  • Đồng Euro có xu hướng gia tăng hoặc giảm dựa trên sự thay đổi lãi suất kỳ vọng, không chỉ lãi suất thực tế. Trong lịch sử, chính sách nới lỏng định lượng (QE) có tác động tương tự như lãi suất đối với đồng Euro và chỉ áp dụng trong thời kỳ khủng hoảng.
  • Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB hạ lãi suất thấp hơn khi họ cố gắng kích thích nền kinh tế (GDP) và ngược lại.

3.3. Ngân hàng Trung ương Anh BOE

The Bank of England (BOE) là Ngân hàng Trung ương Anh. Nhiệm vụ của họ là thúc đẩy và giữ ổn định tiền tệ, tài chính. Được thành lập từ năm 1694, Ngân hàng Trung ương Anh BOE là ngân hàng thuộc sở hữu của Chính phủ Anh. Tuy nhiên, khi thiết lập chính sách tiền tệ thì nó lại là cơ quan độc lập.

3.3.1. Các nhiệm vụ của BOE

Các vai trò của BOE bao gồm việc thiết lập chính sách tiền tệ – trong đó gồm định hướng tỷ lệ lãi suất và sử dụng các công cụ khác. Mục đích là để nhằm kích thích hoặc thu hẹp nền kinh tế; phát hành tiền giấy cho Vương quốc Anh; giám sát một số hệ thống thanh toán ngân hàng; đảm bảo sự ổn định cũng như an toàn cho hệ thống tài chính.

Ngân hàng Trung ương Anh BOE có trách nhiệm:

  • Ổn định tiền tệ – Giữ ổn định giá cả và lạm phát
  • Ổn định tài chính – Là sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế

Từ góc nhìn của một nhà giao dịch ngoại hối, sự ổn định tiền tệ là yếu tố chính ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái giao ngay của đồng GBP.

3.3.2. Tác động của NHTW Anh tới thị trường

Đây là cơ quan đưa ra các chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy hoặc kìm hãm nền kinh tế Anh, nên những quyết định của BOE có những tác động tới đồng Bảng và nền kinh tế Anh.

Dưới đây là các nguyên lý chung về tác động của lãi suất tới đồng Bảng và thị trường chứng khoán, mặc dù chúng có tác động khác nhau:

Điều chỉnh
lãi suất
Tác động đến đồng BảngTác động tới cổ phiếu
Lãi suất kỳ vọng cao hơnTăng sức mạnh

đồng Bảng

Tiêu cực
Lãi suất kỳ vọng thấp hơnGiảm sức mạnh

đồng Bảng

Tích cực

Ngân hàng Trung ương Anh BOE hạ lãi suất thấp hơn khi họ đang cố gắng thúc đẩy nền kinh tế. Tăng lãi suất khi họ đang nỗ lực kiềm chế mức lạm phát được gây ra bởi nền kinh tế tăng trưởng trên mức tiềm năng (tăng trưởng quá nóng).

Cùng xem ví dụ dưới đây về cặp GBP/USD. Vào ngày 4 tháng 8 năm 2016, Ngân hàng Trung ương Anh cắt giảm lãi suất và đã công bố một gói kích thích (chương trình nới lỏng định lượng). Thị trường phản ứng tiêu cực và đồng Bảng mất giá.

3.4. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản BOJ

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hay còn gọi là Nichigin.Hội đồng Chính sách của ngân hàng chủ trì các cuộc họp chính sách thường niên, quyết định về cách tiếp cận với lãi suất, và cách họ dự định ảnh hưởng tới lạm phát.

Chính phủ Nhật Bản nắm giữ 55% quyền sở hữu ngân hàng, và 100% quyền biểu quyết. 45% còn lại là chuyển nhượng công khai, được giao dịch với tên gọi JASDAQ.

Kể từ tháng 8 năm 2019, thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật là Haruhiko Kuroda. Ông là người đã nắm giữ chức vụ này từ tháng 3 năm 2013. Hiện tại ông đang thực hiện nhiệm kỳ 5 năm lần thứ 2, sẽ kéo dài tới tháng 4 năm 2023.

3.4.1. Trách nhiệm của BOJ

Các nhiệm vụ chính của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản BOJ gồm:

  • Duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính: Công việc đó bao gồm kiểm soát tiền tệ và phát hành tiền giấy.
  • Duy trì sự ổn định giá cả: Xuất khẩu là rất cần thiết đối với Nhật Bản. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương Nhật cố gắng giữ giá cả ở mức ổn định nhất có thể

Để hoàn thành các trách nhiệm của mình, BOJ tổ chức các cuộc họp chính sách thường niên (MPMs). MPMS được tổ chức tám lần một năm và kéo dài hai ngày.

Trong khoảng thời gian đó Ban Chính sách (Thống đốc, hai Phó Thống đốc và sáu thành viên khác) sẽ thảo luận và thực hiện chính sách tiền tệ. Từ tháng 7 năm 2018, lãi suất cơ bản đặt ở mức -0.1% với hy vọng tăng trưởng kinh tế.

3.4.2. Tác động của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tới đồng Yên

Nhật Bản đã phải trải qua một nền kinh tế suy thoái với mức lạm phát rất thấp trong suốt vài thập kỷ qua. Họ liên tục không đạt được mức lạm phát 2%. Ngân hàng Trung ương Nhật đã phải áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, duy trì mức lãi suất thấp với hy vọng thúc đẩy nền kinh tế.

Tỷ giá USD/JPY đã tăng từ 94.00 vào tháng 3 năm 2015 tới 125.00 vào tháng sáu năm 2015 sau khi ông Kuroda công bố loạt biện pháp đầu tiên của mình. Và mặc dù nó đã biến động kể từ đó nhưng giá trị của đồng Yên vẫn thấp hơn nhiều khi ông trở thành Thống đốc. Tỷ giá USD/JPY ở mức khoảng 108.00 vào tháng 7 năm 2019.

3.5. Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ SNB

Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) được thành lập năm 1907. Nó chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ Thụy Sỹ và phát hành tiền giấy Franc. Đến năm 2015, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ thuộc sở hữu tư nhân với hầu hết cổ phần thuộc về các bang Thụy Sĩ.

3.5.1. Mục tiêu chính của SNB

Các mục tiêu chính của Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ SNB bao gồm:

  • Ổn định giá cả – Giữ ổn định tỷ giá hối đoái và/hoặc lạm phát
  • Phát triển kinh tế – Tập trung vào sự phát triển và ổn định của nền kinh tế

Lưu ý: Tuy nhiên không phải lúc nào Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ cũng tăng lãi suất khi lạm phát cao hơn mục tiêu. Trong một số trường hợp, ví dụ như khi GDP tăng trưởng ở mức thấp hoặc âm, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ có thể giữ lãi suất ở mức thấp để kích thích nền kinh tế.

3.5.2. Ảnh hưởng từ các quyết định của SNB

Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) có thể tác động lên giá trị của đồng Franc thông qua việc thay đổi lãi suất kỳ vọng. Các nhà giao dịch nên hiểu rằng việc tiền tệ tăng giá khi lãi suất kỳ vọng tăng chứ không chỉ khi lãi suất danh nghĩa tăng.

Thị trường ngoại hối thường định giá theo lãi suất kỳ vọng hiện tại. Những sự thay đổi trong lãi suất có thể dẫn tới đồng Franc tăng hoặc giảm giá.

Cùng xem ví dụ dưới đây về đồng EUR/CHF. Năm 2015 Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ đã gây bất ngờ cho thị trường khi bỏ giới hạn tỷ giá hối đoái đối với đồng Franc.

Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ SNB hạ lãi suất thấp hơn khi họ đang cố gắng thúc đẩy nền kinh tế (GDP); tăng lãi suất khi nỗ lực kiềm chế mức lạm phát được gây nên bởi một nền kinh tế hoạt động trên mức tiềm năng (quá nóng).

4. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TÁC ĐỘNG NHƯ NÀO ĐẾN THỊ TRƯỜNG FOREX

Các nhà giao dịch ngoại hối Forex theo dõi chặt chẽ lãi suất của Ngân hàng Trung ương. Lý do là chúng có thể có tác động quan trọng tới thị trường ngoại hối. Các tổ chức và các nhà đầu tư có xu hướng theo lợi suất (lãi suất). Vì thế, thay đổi lãi suất sẽ dẫn đến việc các nhà giao dịch chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia có lãi suất cao hơn.

Các trader ngoại hối thường đánh giá thông điệp được phát biểu bởi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương. Điều này giúp họ tìm manh mối về việc Ngân hàng Trung ương có khả năng tăng/giảm lãi suất không. Thông điệp sẽ giải thích cho việc tăng/giảm lãi suất được gọi là Hawkish/Dovish.

Các nhà giao dịch tin rằng Ngân hàng Trung ương sắp bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất sẽ thực hiện giao dịch mua bán dài hạn có lợi cho đồng tiền đó; trong khi các nhà giao dịch dự đoán lập trường ôn hòa từ Ngân hàng Trung ương sẽ tìm cách bán đồng tiền này.

Sự thay đổi lãi suất tiêu chuẩn mang lại các cơ hội giao dịch dựa trên sự khác biệt lãi suất giữa hai loại tiền tệ của hai quốc gia thông qua chiến lược “Carry Trade”. Các nhà giao dịch sử dụng chiến lược này tìm cách nhận được lãi qua đêm để giao dịch đồng tiền có lợi suất cao so với một đồng tiền có lợi suất thấp.

5. CÁCH GIAO DỊCH KHI CÓ CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Hãy cùng nhìn vào bảng tổng kết các tình huống có thể xảy ra khi tỷ lệ lãi suất kỳ vọng thay đổi. Các nhà giao dịch có thể sử dụng thông tin để dự báo nếu tiền tệ có khả năng tăng hoặc giảm giá trị và cách giao dịch từ chuỗi bài viết về kiến thức forex.

Kỳ vọng thị trườngThực tếTác động tới thị trường ngoại hối
Lãi suất tăngLãi suất giữ nguyênĐồng tiền mất giá
Lãi suất giảmLãi suất giữ nguyênĐồng tiền tăng giá
Lãi suất giữ nguyênLãi suất tăngĐồng tiền tăng giá
Lãi suất giữ nguyênLãi suất giảmĐồng tiền mất giá

4.5/10 - (6 votes)

Các Ngân Hàng Trung Ương Tác Động Như Nào Đến Thị Trường Forex? (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Eusebia Nader

Last Updated:

Views: 6533

Rating: 5 / 5 (80 voted)

Reviews: 87% of readers found this page helpful

Author information

Name: Eusebia Nader

Birthday: 1994-11-11

Address: Apt. 721 977 Ebert Meadows, Jereville, GA 73618-6603

Phone: +2316203969400

Job: International Farming Consultant

Hobby: Reading, Photography, Shooting, Singing, Magic, Kayaking, Mushroom hunting

Introduction: My name is Eusebia Nader, I am a encouraging, brainy, lively, nice, famous, healthy, clever person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.